Tài nguyên Vịnh_Vân_Phong

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia Liên Hiệp Quốc và các nhà nghiên cứu đầu tư phát triển thì Vân Phong là nơi có tiềm năng hàng đầu khu vực châu Á để phát triển du lịch sinh thái, có sức thu hút đông đảo du khách bốn phương [cần dẫn nguồn].

Hải cảng

  • Thuận lợi

Vịnh Vân Phong có một số điểm thuận lợi nổi bật cho việc xây dựng cảng trung chuyển quốc tế:

- Độ sâu tự nhiên: Vịnh có độ sâu tự nhiên từ 15 - 22m. Ngoài ra, luồng vào cảng ngắn có độ sâu trên 22 m và ổn định do không có dòng sông lớn hay hải lưu chảy vào.

- Địa hình: Vịnh có bán đảo Hòn Gốm che chắn phía Đông và phía Bắc nên tránh được sóng, và có độ kín gió tốt, an toàn cho tàu ra vào cảng. Khu vực mặt nước của cảng cũng khá lớn với trên 43.500 héc ta, gấp ba lần vịnh Cam Ranh gần đó.

- Vị trí thuận lợi: Vịnh Vân Phong là điểm cực đông của bán đảo Đông Dương, là vùng bờ biển Việt Nam gần nhất với các tuyến đường biển quốc tế.

Trên thực tế, ngày 31/10/2009 cảng trung chuyển container quốc tế Vân Phong đã chính thức khởi công. Giai đoạn khởi đầu do Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines) làm chủ đầu tư xây dựng 2 cầu tàu có tổng chiều dài bến 690m tại khu vực Đầm. Mỗi cầu tàu sau khi hoàn thành có thể tiếp nhận tàu container công suất đến 9.000 TEU, khả năng thông qua 0,5 triệu TEU/năm.

  • Bất lợi

Vịnh Vân Phong có 3 hòn chính là Cổ Cò (Đầm Môn), Bến GỏiHòn Khói. Trong đó vụng Cổ Cò (Đầm Môn) diện tích mặt nước nhỏ, nhưng khá sâu nằm tại phía đông của vịnh, được che chắn bởi một số đảo nhỏ và lớn nên kín gió và yên tĩnh, có thể phát triển du lịch biển hay các dịch vụ sang hàng và vận tải biển.

Vụng Bến Gỏi, nằm ở phía bắc, nông (chỉ sâu 1,5-2,0 mét), có điều kiện khai thác, phát triển ao đìa nuôi tôm. Vụng Hòn Khói, nằm về phía Tây Nam, chủ yếu làm nghề muối, khai thác vật liệu xây dựng...

"Chỉ có Đầm Môn là kín gió, còn toàn vịnh Vân Phong thì không!" - TS Trương Đình Hiển, Nghiên cứu viên cao cấp (Viện vật lý tại Thành phố Hồ Chí Minh - Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia) Vịnh Vân Phong rất rộng, cửa vịnh rộng tới 8.500 mét, trực tiếp chịu tác động của sóng từ các hướng Đông và Đông Nam đi thẳng vào, hoàn toàn không được che chắn.

Ngoài ra, vịnh Vân Phong không thể xây dựng cảng biển còn có các nguyên nhân khác:

  • Vịnh Vân Phong hiện đang như hoàn toàn bị cô lập với bên ngoài, nhất là với các vùng kinh tế[cần dẫn nguồn].
  • Cơ sở hạ tầng cơ sở tốn kém[cần dẫn nguồn],
  • Thiếu mặt bằng bến cảng[cần dẫn nguồn].
  • Thiếu tính khả thi, không số liệu khách quan trung thực, không được khảo sát, đo đạc một cách chính xác, khoa học[cần dẫn nguồn].
  • Địa lý không thích hợp, chỉ có Đầm Môn là thật sự kín gió, còn hầu hết trong vịnh Vân Phong là biển khơi[cần dẫn nguồn].

Du lịch

Các chuyên gia của Hiệp hội Du lịch Thế giới(OMT), Chương trình Phát triển du lịch Liên Hiệp Quốc(PNUD) và Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Việt Nam(IRDT) cùng thừa nhận rằng: nơi đây có đủ các điều kiện tối ưu để phát triển du lịch. Trong dự án VIE89/003, OMT ghi rõ: "Bán đảo vịnh Vân Phong, là một trong những thắng cảnh nghỉ ngơi đẹp nhất trong khu vực Châu ÁViễn Đông, vượt xa Phuket (Thái Lan) và có thể so sánh được với bãi biển tuyệt mỹ ở Sierra Leone (châu Phi). Vịnh Vân Phong là một trong những nguồn dự trữ của ngành du lịch nghỉ ngơi nhiệt đới...".

Vân Phong - Đại Lãnh hiện là một trong số 21 khu du lịch quốc gia ở Việt Nam.